*
*

Không có gì bí mật về cuốn phim “Oldboy” của Đại Hàn cả.

Bạn đang xem: Ai cũng có những bí mật và mong đừng động vào

Giới điện ảnh đều vinh danh đây là một cuốn phim hay. Tại giải Cannes 2004, cuốn phim đoạt giải nhì Grand Prize of the Jury. Tại giải Kim Mã 2005, hiệp hội Hong Kong Film Award đã bình chọn “Oldboy” là cuốn phim xuất sắc nhất của Châu Á. Vậy cốt truyện của “Oldboy” có điều gì bí mật khiến ai cũng tò mò muốn xem"

Câu chuyện bắt đầu với nhân vật Dae-su đang bị giam trong sở Cảnh sát. Anh say bí tỉ, tay chân múa máy như người điên và miệng nói năng lảm nhảm. Khi cảnh sát chịu hết nổi, họ đành phải còng tay và dán băng keo lên miệng của Dae-su. Cũng may có người bạn thân đến bảo lãnh Dae-su ra khám. Ngoài trời mưa tầm tã. Người bạn phải vào quầy điện thoại công cộng để gọi một cú điện thoại về nhà. Đến khi trở ra thì Dae-su đã biến mất!

Dae-su thức dậy và thấy mình bị giam trong một căn phòng nhỏ. Trên tường là một bức tranh của Chúa Jesus đang chịu khổ nạn; Cái tivi nằm một góc; bên kia là cái giường; và cạnh cửa ra vào là phòng tắm. Để cho Dae-su không biết mặt, bọn cai tù đã xông thuốc mê cho anh khi họ bước vào phòng giam.

Dae-su phẫn uất, chỉ muốn biết ai giam mình vào tù và tại sao. Không ai thèm trả lời cả. Ngày ngày cứ trôi qua. Anh chỉ có cái tivi để làm bạn. Một hôm tin tức tivi truyền tin cho biết anh chính là thủ phạm giết vợ, ăn cắp cuốn album gia đình và để lại dấu tay trên cái ly uống nước. Bị giam tù, nay lại bị oan vô cớ, Dae-su bắt đầu bị chứng bệnh hoang tưởng. Anh tưởng tượng từng đàn kiến ùa ra từ trong da thịt anh. Khi tỉnh táo, anh viết cuốn nhật ký để moi móc những người trong quá khứ anh có thể đã làm hại. Ai nhỉ" Dae-su vẫn nghĩ không ra.

Dùng mực và kim sắt, anh xâm vào cổ tay mình 1 gạch cho mỗi năm trong tù. Một gạch, hai gạch cho đến gạch thứ 15…Anh tỉnh dậy trên sân thượng của một tòa cao ốc. Giám định lại mọi thứ anh mới biết đây chính là quầy điện thoại cũ nơi anh bị bắt cóc 15 năm trước. Đói bụng, anh ngồi trước quán sushi nhìn một cách thèm thuồng.

Xem thêm:


Một người ăn mày đến giao cho anh một bóp tiền và một cái điện thoại di động. Khi chuông điện thoại reng, người bên kia đầu dây giao hẹn cho anh 5 ngày để tìm ra lý do anh bị tù. Nhưng trước nhất, anh bước vào quán sushi. Anh ngồi vào quầy cá sống nơi cô đầu bếp tên Mido đang phục vụ. Hai người nhìn nhau rất có thiện cảm. Dae-su không ăn gì ngoài một con bạch tuột. Anh bỏ vào miệng nhai ngồm ngoàm trong khi những cái chân của bạch tuột vẫn còn ngo ngoe ngoài miệng. Trong lúc đang ăn thì Dae-su ngã lăn…bất tỉnh. Cô gái xinh đẹp Mido vác anh về nhà.

Kế đến là cuộc hành trình của anh đi tìm đầu dây mối nhợ. Trải qua những trận đánh kịch liệt, cuối cùng Dae-su đã tìm thấy kẻ thù. Kẻ thù của anh là Woo-Jin một người bị bệnh tim có thể chết bất cứ lúc nào. Woo-Jin là kẻ gian vừa giàu có lại hào hoa. Hắn thuộc lòng lịch sử và cách suy nghĩ của Dae-su. Tại sao hắn lại oán hận Dae su đến như vậy" Và tại sao Dae-su cuối cùng phải cắt lưỡi để tạ tội" Xem ra, ai cũng có một bí mật!

“Oldboy” không là một cuốn phim dễ coi nhưng cách làm phim thì ngoại hạng. Ngay từ cảnh đầu khán giả đã bị cuốn hút vào câu chuyện của Dae-su. Cốt truyện như một trò chơi của lý trí. Người xem cũng bực tức muốn biết tại sao Dae-su lại bị giam và họ phải chờ đến phút cuối của cuốn phim. Lòe loẹt với nhiều cảnh vũ lực đẫm máu, “Oldboy” mang lại những cảm giác thô thiển gai góc nhất. Người xem sẽ không bao giờ quên cảnh Dae-su nhổ răng kẻ thù bằng cây búa hoặc cảnh một chọi mười trong hành lang nhà tù.

Tác phẩm tâm lý ngoại hạng này do đạo diễn Park Chan-wook đảm trách. Anh là người tượng trưng cho làn sóng tư tưởng mới của nước Nam Hàn nói riêng và nền điện ảnh nói chung. Kỹ thuật và lối kể chuyện của anh cũng tương tự như lối làm việc của Quentin Tarantino: kích thích và đầy kỳ vị.

“Old Boy”, với sự diễn xuất của Choi Minsik (Dae-su), Yu Jitae (Woo-jin Lee) và Hye-Jeong Kang (Mido). Phim xếp hạng R, dài 120 phút được chiếu tại Edwards University Town Center 4245 Campus Drive, Irvine.